22 tháng 3, 2011

Thấp tim - Thủ phạm chính của các bệnh van tim

Trung tâm tim mạch Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng đơn vị Phòng chống thấp tim cấp II. Tại buổi lễ ra mắt, GS.TS. Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch ASEAN cho biết, tổn thương van tim do thấp là một trong những bệnh tim mạch thường gặp nhất ở các nước đang phát triển, nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến nguy cơ suy tim, thậm chí tử vong. Trong điều kiện hiện nay, cần thiết phải phát triển nhiều tiến bộ để điều trị bệnh lý này.

Nhiều người bị suy tim nặng mới đến bệnh viện chữa trị

Chị Nguyễn Thị Th., 36 tuổi (Hạ Hòa - Phú Thọ) đến Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E trong tình trạng khó thở, mệt mỏi, suy tim nặng. Theo các bác sĩ, chị Th. bị tổn thương van tim rất nặng dẫn đến tim bị suy. Các biện pháp điều trị nội khoa không còn đáp ứng được, để cứu sống bệnh nhân, các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật thay van tim. Chị Th. cho biết, chị phát hiện ra hở van tim từ khi mang thai đầu tiên cách đây 7 năm, nhờ có các bác sĩ, chị đã may mắn vượt cạn an toàn và cũng không dám sinh tiếp nữa. Mặc dù được khuyến cáo phải theo dõi điều trị bệnh thường xuyên nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, lại ở xa những bệnh viện lớn nên chị ít quan tâm đến bệnh. Thời gian gần đây, sức khỏe suy sụp nhiều, đến nỗi chỉ đi bộ một quãng đường ngắn cũng khiến chị không thở được chị mới quyết định xuống Hà Nội kiểm tra sức khỏe và thật buồn là bệnh của chị đã biến chứng rất nặng.
PGS.TS. Lê Ngọc Thành - Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E cho biết, nhiều người bị bệnh van tim (hẹp/hở van hai lá, van động mạch chủ) đến viện trong tình trạng đã có nhiều biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng họ mới tìm đến bệnh viện, lúc này quá trình điều trị phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Trong nhiều trường hợp phải có chỉ định phẫu thuật sửa van hoặc thay van mới có thể cứu sống được.
Tổn thương van tim do thấp.

Thấp tim là thủ phạm chính của các bệnh van tim

TS. Phạm Mạnh Hùng - Viện Tim mạch Việt Nam cho biết, đến nay chưa có một điều tra cụ thể nào về tình trạng hẹp van tim trong cộng đồng nhưng số người mắc bệnh này đến bệnh viện điều trị vẫn khá phổ biến. Hẹp van hai lá chủ yếu do hậu quả của thấp tim gây nên. Thủ phạm dẫn đến thấp tim là nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Người ta ước tính có tới 15% trẻ em trong độ tuổi đi học bị nhiễm liên cầu khuẩn beta, trong đó biến chứng sang thấp tim là 3 -5%. Van hai lá và van động mạch chủ là dễ bị tổn thương nhất bởi thấp tim. Trong đó chủ yếu là hẹp/hở van hai lá dẫn đến những rối loạn về huyết động. Người bệnh có thể sẽ chịu nhiều biến chứng như phù phổi cấp, suy tim nặng, tắc mạch, rối loạn nhịp, suy tim mạn... Nếu hẹp hai lá xảy ra từ trẻ nhỏ thì đó là tình trạng còi cọc, chậm phát triển. Đối với những sản phụ, các bệnh van tim đe doạ đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai và đặc biệt khi sinh nở nếu không được điều trị và kiểm soát bệnh tốt.

Việt Nam là nước có nhiều thành công về điều trị bệnh van tim
Theo các chuyên gia tim mạch, điều trị cho những bệnh nhân tim mạch liên quan đến nhiễm khuẩn này vẫn còn là gánh nặng trong khi các bệnh lý tim mạch do rối loạn chuyển hóa cũng đang ngày một gia tăng. Tại những trung tâm tim mạch lớn như Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện E), Khoa phẫu thuật tim mạch - lồng ngực (Bệnh viện Việt Đức), các kỹ thuật phẫu thuật sửa van, thay van được tiến hành hoàn hảo cùng sự hỗ trợ của các thiết bị phẫu thuật lồng ngực hiện đại.
Cùng với sự phát triển về nội khoa và phẫu thuật, tim mạch can thiệp cũng khẳng định những ưu thế vượt trội trong điều trị các bệnh lý tim mạch, trong đó nổi bật là về động mạch vành và bệnh van tim. Với kỹ thuật dùng bóng nong Inoue, chỉ với một vết chích nhỏ (vài milimet) ở tĩnh mạch đùi, bóng nong được đưa vào qua vị trí van bị hẹp, bơm căng bóng làm hai mép van tim bị dính do thấp tim được tách ra và lỗ van được tách rộng ra, giải quyết hiệu quả những rối loạn tuần hoàn mà hẹp van tim gây ra. Quá trình làm thủ thuật diễn ra trong khoảng 30 phút, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, không phải gây mê, có thể ra viện vào ngày hôm sau. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là điều trị cho bệnh nhân bị hẹp hai lá mà bị suy tim nặng (không thể phẫu thuật được); phụ nữ có thai; trẻ em bị hẹp hai lá; bệnh nhân bị hẹp van tim có kèm theo các biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống...
PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng phòng C4 - Viện Tim mạch Việt Nam cho biết, kỹ thuật này đã trở thành thường quy tại Viện Tim mạch Việt Nam với số người bệnh được điều trị thành công trên 5.000 người, đưa nơi đây thành một trong những trung tâm điều trị hẹp van tim bằng bóng Inoue lớn nhất thế giới và là nơi trao đổi kinh nghiệm cho nhiều quốc gia khác. Chi phí điều trị tại Việt Nam cũng chỉ bằng 1/6 - 1/10 ở các nước khác. Biện pháp nong van bằng bằng bóng qua da còn được ứng dụng điều trị các bệnh hẹp van tim khác do bẩm sinh hoặc mắc phải như hẹp van động mạch phổi, hẹp van động chủ, hẹp van ba lá... Thời gian gần đây, trên thế giới đã bắt đầu dùng các biện pháp can thiệp qua đường ống thông để thay van tim nhân tạo cho những trường hợp van động mạch chủ bị thoái hoá, kỹ thuật sửa van hai lá qua da cũng đang được tiến hành. Viện Tim mạch Việt Nam đã sẵn sàng phục vụ người bệnh bằng những kỹ thuật này.

GS. TS Phạm Gia Khải- Chủ tịch Hội tim mạch ASEAN, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam: "Phòng chống thấp tim là một biện pháp quan trọng ngăn ngừa các biến chứng tim mạch".

Trước đây, bệnh nhân suy tim có liên quan đến thấp tim là 70%, với những cải thiện trong điều kiện sống và các biện pháp điều trị nên hiện nay còn khoảng 30% người suy tim, tổn thương van tim có liên quan đến thấp tim. Tại các nước Mỹ latinh, tình trạng này cũng khá phổ biến nhưng quá trình dự phòng thấp cấp I, II của họ rất tốt nên đến nay bệnh đã giảm đáng kể. Ở nước ta, phòng chống thấp tim bắt đầu phát triển từ năm 2001. Đây là biện pháp cơ bản ngăn ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Biện pháp này được chia làm 2 cấp. Cấp I là ngăn chặn các yếu tố nguy cơ (di truyền, gia đình, kiểm soát và điều trị tốt tình trạng nhiễm khuẩn như viêm họng...); Cấp II là làm cho các yếu tố nguy cơ không phát triển thêm, đó là điều trị cho bệnh không dẫn đến biến chứng hoặc có biến chứng thì cần điều trị nội khoa, can thiệp hoặc phẫu thuật. Thời gian từ khi nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A gây thấp tim đến tổn thương van tim có thời gian vài năm đến 10 năm. Biện pháp tiêm phòng thấp bằng peniciline chậm cần được tiến hành đến tuổi 40 - 45 mà không cần phải suốt đời. Tiêm phòng thấp cần được tiến hành ở những đơn vị phòng thấp có điều kiện cấp cứu bởi quá trình tiêm peniciline chậm có thể xảy ra những trường hợp bị phản ứng nặng. 

_____________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

21 tháng 3, 2011

Đa van tim ở trẻ

Hỏi: Con gái tôi 11 tuổi. Vừa qua cháu đi siêu âm tim có kết quả: Van 2 lá: dày nhẹ, sa lá trước độ II, hở 2 lá 1/4. Van ĐMC dày nhẹ, hở 1/4. Van ĐMP dày nhẹ, tăng vận tốc đông máu qua van DMP với Vmax = 2,4m/s. Gdmax = 23mmHg. Có shunt P – T rất nhỏ qua vách liên nhĩ nghi tồn tại lỗ bầu dục d = 4mm. Không tăng áp DMP (PAP = 28mmHg). Không tràn dịch màng tim.

BS nói bệnh cháu còn nhẹ không cần phải mổ. Tôi muốn hỏi bệnh cháu sau này có phải mổ không? Hiện tại BS nói không có thuốc gì chữa nhưng nếu để vậy có nguy hiểm không? Tôi có nên cho cháu học bán trú và học thể dục ở trường không?

 


Trả lời: Theo như kết quả siêu âm tim của con chị mô tả thì cháu bị bệnh đa van. Ở tuổi của cháu bệnh đa van với cấu trúc van dày, sa van… thì thường gặp nhất là hậu quả của quá trình viêm do bệnh thấp tim. Khả năng bệnh tim bẩm sinh ít hơn.
  • Hở van 2 lá và van động mạch chủ nhẹ: hở ¼ được xem là nhẹ và ít khả năng ảnh hưởng đến chức năng tim.
  • Hẹp van động mạch phổi với vận tốc và độ chênh áp như trên cũng không nặng.
  • Hở lỗ bầu dục tạo luồng thông từ nhĩ phải sang nhĩ trái có thể là hậu quả của bệnh hẹp van động mạch phổi làm tăng áp lực trong tâm nhĩ phải cao hơn tâm nhĩ trái.
Rất tiếc kết quả siêu âm không mô tả kích thước các buồng tim. Nếu với các tổn thương van tim nhẹ như trên và buồng tim không to, chức năng tim bình thường thì không cần phải can thiệp; cháu vẫn có thể đi học bình thường như các trẻ khác và vẫn có thể tập thể dục, chơi thể thao ở mức độ vừa phải.
Tuy nhiên, chị cần đưa cháu đi khám ở các bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để các bác sĩ kiểm tra kỹ xem có phải cháu bị bệnh thấp tim không, vì nếu là bệnh thấp tim cháu phải được theo dõi tim mạch định kỳ và điều trị phòng ngừa những đợt bệnh thấp tái phát làm bệnh van tim ngày càng nặng hơn. Việc khám tim mạch định kỳ cũng giúp theo dõi tiến triển của bệnh nhằm có biện pháp can thiệp sớm khi cần thiết.

_____________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

20 tháng 3, 2011

Tránh mặc cảm về bệnh van tim

Em tôi đi siêu âm tim được xác định bị hở van 2 lá do sa van. Nhờ bác sĩ hướng dẫn cách điều trị để phòng các biến chứng sau này. Xin chân thành cám ơn bác sĩ.

Trả lời:
Chào bạn
Qua mô tả của bạn, không thấy nhắc đến các tình trạng bệnh tim mạch trước đây nên tôi nghỉ tình trạng sa van 2 lá của em bạn là sa van 2 lá bẩm sinh (nguyên phát). Bệnh này thường gặp ở bệnh nhân nữ, khoảng 20 -40 tuổi. Và có liên quan đến yếu tố di truyền.
Bộ máy hoạt động của van 2 lá gồm: lá van, vòng van, dây chằng và cột cơ. Trong đó lá van gồm: lá trước, lá sau (nên được gọi là van 2 lá). Có tác dụng hoạt động 1 chiều để máu di chuyển từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái khi tim dãn ra (tâm trương) và ngăn chặn không cho  máu lên nhĩ trái khi tim bóp lại (tâm thu).
Hở van 2 lá do sa van: 2 lá van khi đóng lại không cùng nằm trên 1 mặt phẳng, do đó van đóng không kín. Gây ra tình trang hở van (xem hình).
Sơ đồ van hai lá
Mức độ hở van 2 lá: Khi siêu âm tim, bác sĩ luôn trả lời kết quả là hở van 2 lá độ 1/4, 2/4, 3/4, 4/4. Bạn sẽ đọc được trên giấy trả lời kết quả. Ý nghĩa của mức độ hở như sau:
-        Độ 1: Hở hai lá nhẹ
-        Độ 2: Hở hai lá vừa
-        Độ 3: Hở hai lá trung bình
-        Độ 4: Hở hai lá nặng
Biến chứng của hở van 2 lá do sa van:
- Loạn nhịp tim: nhịp nhanh, rung nhĩ
- Tim lớn
- Suy tim
- Viêm màng trong tim mhiễm trùng, tuy nhiên biến chứng này rất hiếm gặp.
Điều trị:
Nếu em bạn chưa có triệu chứng: hồi hộp, khó thở, đau ngực..., việc điều trị bằng thuốc là không cần thiết và tiên lượng rất tốt (Theo tôi nghĩ em bạn đang ở giai đoạn này).
Khi bệnh nhân có triệu chứng: hồi hộp nhiều, giảm khả năng hoạt động thể lực, khó thở, đau ngực, ngất... Bác sĩ chuyên khoa Tim Mạch sẽ quyết định điều trị thuốc, sửa van, thay van tùy theo mức độ nặng của bệnh.
Sinh họat như thế nào khi bị sa van 2 lá:
 - Khi không có triệu chứng hồi hộp, khó thở, đau ngực...: sinh hoạt như người bình thường.
 - Nếu có triệu chứng hồi hộp, không sử dụng các chất kích thích: café, rượu, thuốc lá…
Cần hiểu biết về bệnh để tránh tư tưởng bi quan do mặc cảm hễ có bệnh van tim là rất nặng. Đồng thời em bạn nên tập thể dục thường xuyên và nên báo cho bác sĩ biết khi cần làm các thủ thuật như: nhổ răng, nội soi hô hấp, phẫu thuật đường tiết niệu… Mặc dù điều trị kháng sinh để dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng chỉ được sử dụng khi bệnh nhân đã có viêm màng trong tim trước đó.
Cuối cùng, em bạn nên khám bệnh và siêu âm tim định kỳ khoảng 1- 2 năm/lần.

_____________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

19 tháng 3, 2011

Khi nào phải thay van tim?

Khi van tim bị tổn thương, tim sẽ bơm máu kém hiệu quả hơn, do vậy tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu giàu ôxy đi nuôi cơ thể. Khi tim phải làm việc quá nhiều có thể dẫn đến bị suy, gây ra khó thở, đau ngực, mệt mỏi và giữ nước lại trong cơ thể gây phù. Nếu các triệu chứng trên xuất hiện, có thể cần phải nong van, sửa van hay thay van tim.

Mỗi một van tim có nhiệm vụ khác nhau
Quả tim của chúng ta có 4 buồng: 2 buồng tim ở phía trên và 2 buồng tim ở phía dưới. Các van tim kiểm soát hướng đi của dòng máu giữa 4 buồng tim. Các buồng tim ở phía trên gọi là tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái; các buồng tim ở phía dưới gọi là tâm thất phải và tâm thất trái. Các tâm nhĩ nhận máu từ các tĩnh mạch trở về tim và bơm máu xuống các tâm thất. Các tâm thất bơm máu ra khỏi tim vào các động mạch. Các van tim giống như các cánh cửa chỉ mở một chiều. Bình thường tim có 4 van:
Van ba lá: ở bên tim phải, cho phép dòng máu chảy từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải.
Van hai lá: ở bên tim trái, kiểm soát dòng máu chảy từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái.
Van động mạch phổi: giúp cho máu chỉ đi theo một chiều từ tâm thất phải lên động mạch phổi và từ đó máu được trao đổi ôxy ở phổi.
Van động mạch chủ: giúp cho máu chỉ đi theo một chiều từ tâm thất trái lên động mạch chủ (là động mạch chính đưa máu từ tim đi nuôi cơ thể).
Van ba lá và van hai lá được gắn với tâm thất bởi các cột cơ và dây chằng đặc biệt. Các cột cơ và dây chằng này kiểm soát sự hoạt động của van tim.
 Thay van tim.
Quả tim sẽ suy yếu khi van tim bị hỏng
Thấp tim là nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh van tim. Thấp tim có thể làm van tim bị viêm, xơ hóa và dày lên theo thời gian làm cho các van tim không thể mở ra hoặc đóng lại một cách bình thường. Một số người bị bệnh van tim từ khi mới sinh nên được sửa hay thay van từ khi còn nhỏ. Các van tim cũng có thể bị tổn thương do nhiễm khuẩn (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn) hay những bệnh lý khác như vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim... Van tim bị tổn thương làm hạn chế dòng máu chảy qua van gọi là hẹp van tim. Van tim đóng không kín, làm cho dòng máu chảy ngược lại các buồng tim gọi là hở van tim. Cả hai tổn thương trên thường hay kết hợp với nhau.
Khi van tim bị tổn thương, tim sẽ bơm máu kém hiệu quả hơn, do vậy tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu giàu ôxy đi nuôi cơ thể. Khi tim phải làm việc quá nhiều có thể dẫn đến bị suy, gây ra khó thở, đau ngực, mệt mỏi và giữ nước lại trong cơ thể gây phù. Nếu các triệu chứng trên xuất hiện, có thể cần phải nong van, sửa van hay thay van tim.

Van tim sẽ sửa chữa và thay như thế nào? 

Nong van tim bằng bóng qua da: Khi van hai lá, van động mạch phổi và một số trường hợp van động mạch chủ bị hẹp khít đơn thuần (không kèm theo hở van hay chỉ hở van ở mức độ nhẹ) và không có huyết khối ở trong các buồng tim thì các bác sĩ có thể tách các van bị hẹp này bằng bóng qua da. Bác sĩ sẽ luồn một ống thông có gắn quả bóng ở đầu qua da theo đường động mạch hoặc tĩnh mạch đùi vào tới vị trí van tim bị hẹp. Bóng sẽ được bơm căng lên với kích thước đã được lựa chọn trước làm cho van tim bị hẹp được tách rộng ra. Sau đó các dụng cụ sẽ được rút ra ngoài.
Phẫu thuật sửa van tim: Khi lá van bị tổn thương, bờ các lá van bị dày lên, co kéo hay khi bị sa lá van làm cho van đóng không kín, hậu quả là làm cho dòng máu có thể phụt ngược trở lại buồng tim. Van hai lá có thể được sửa bằng cách lấy đi phần lá van thừa và khâu phần còn lại với nhau, hoặc bằng cách tạo hình lại các dây chằng. Các phẫu thuật viên có thể đặt thêm một vòng đặc biệt gọi là vòng tạo hình vòng van để làm thu nhỏ lại vòng van bị giãn. Một ưu điểm của phẫu thuật sửa van tim là bệnh nhân vẫn tiếp tục được sử dụng van tim của chính mình.
Phẫu thuật thay van tim: Nếu van tim của bệnh nhân bị tổn thương quá nhiều không thể sửa được nữa thì cần được cắt đi và thay thế bằng van tim nhân tạo. Các van nhân tạo được chia ra thành 2 nhóm: van sinh học và van cơ học (được làm bằng kim loại, hay các chất tổng hợp khác...).
Người bị bệnh van tim hay sau phẫu thuật van tim có nguy cơ bị một nhiễm khuẩn đặc biệt gọi là viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập vào trong dòng máu và làm loét sùi van tim. Điều đó có thể gây nhiều biến chứng trầm trọng. Bệnh nhân hãy dùng thuốc kháng sinh trước và sau một số thủ thuật như:
Tất cả các thủ thuật có liên quan đến răng miệng, bao gồm lấy cao răng, đánh bóng răng. Để làm giảm vi khuẩn trong miệng, hãy đánh răng và sát khuẩn miệng hàng ngày, kiểm tra răng miệng định kỳ 6-12 tháng một lần.
Bất cứ một phẫu thuật lớn nào; các tiểu phẫu và trong một số trường hợp khác như sinh con; các thủ thuật có gây tổn thương cho tổ chức của cơ thể, như soi bàng quang, thăm trực tràng...
Nguy cơ bị nhiễm khuẩn trong các tình huống này rất nhỏ nếu người bệnh được dùng thuốc kháng sinh. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào như sốt, vã mồ hôi, ăn không ngon, sụt cân hay mệt mỏi kéo dài.

_______________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

18 tháng 3, 2011

Bệnh hở van tim 3 lá

Nếu van 3 lá bị hở, người ta gọi là bệnh hở van 3 lá, còn nếu van động mạch chủ bị hở là bệnh hở van động mạch chủ. Trong hở van tim bệnh nhân thường mệt mỏi tuy nhiên tuỳ theo mức độ hở nặng hay nhẹ, đã có biến chứng hay chưa mà dẫn tới các biểu hiện khác nhau như: khó thở, đau ngực, tím tái, choáng, suy tim,…. Khi các van bị hở, máu phụt ngược trở lại (gây ứ ở tim), tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy thêm cả lượng máu ứ đó đi, lâu dần sẽ bị suy yếu.


Hở van 3 lá là gì?
Tim chúng ta có 4 buồng (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) và có 4 van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van 2 lá và van 3 lá.
Khi hai tâm thất bóp (thời kỳ tâm thu) thì van 2 lá và van 3 lá đóng kín, đồng thời van động mạch chủ và van động mạch phổi mở để đẩy máu lên phổi và đưa máu giàu ôxy tới nuôi các tế bào. Khi tâm nhĩ nghỉ (thời kỳ tâm trương), 2 van động mạch chủ và phổi đóng kín để máu không chảy ngược lại tâm thất được. Chúng ta có thể coi các van tim là những "cánh cửa", khi mở ra cho máu chảy một chiều, khi đóng lại giữ máu không chảy ngược lại được.
Khi ta mắc một số bệnh, chủ yếu là bệnh thấp khớp sẽ gây tổn thương ở tim, làm các van tim dày dính và cứng, các mép van cuộn lại, nên khi đóng chúng không thể đóng kín mà vẫn để hé ra một khe hở giữa các mép van làm cho máu có thể phụt ngược lại. Hở van tim 3 lá , đây là van tim thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải.
Nếu van 3 lá bị hở, người ta gọi là bệnh hở van 3 lá, còn nếu van động mạch chủ bị hở là bệnh hở van động mạch chủ. Trong hở van tim bệnh nhân thường mệt mỏi tuy nhiên tuỳ theo mức độ hở nặng hay nhẹ, đã có biến chứng hay chưa mà dẫn tới các biểu hiện khác nhau như: khó thở, đau ngực, tím tái, choáng, suy tim,…. Khi các van bị hở, máu phụt ngược trở lại (gây ứ ở tim), tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy thêm cả lượng máu ứ đó đi, lâu dần sẽ bị suy yếu.
Về điều trị
Hở van tim nói chung, ở thời kỳ bệnh còn nhẹ, người bệnh không khó thở hoặc chỉ khó thở nhẹ khi làm việc gắng sức, thì chỉ cần sinh hoạt điều độ, tránh lao động quá sức, ăn uống ít mặn (vì muối giữ nước làm tăng gánh nặng cho cơ tim), nếu thấy cần thiết thì dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.
Trường hợp hở van tim nặng đã có dấu hiệu suy tim, người bệnh phải theo một chế độ điều trị chặt chẽ hơn. Ngoài thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu do thầy thuốc chỉ định, người bệnh cần ăn nhạt, tránh lao động gắng sức, sinh hoạt điều độ, tránh mọi cảm xúc đột ngột... Hiện nay, ở nước ta đã phẫu thuật chữa hở van tim hoặc thay bằng van nhân tạo để giải quyết những trường hợp nặng, điều trị nội khoa không giải quyết được.
Trường hợp là phụ nữ, nếu xây dựng gia đình thì việc sinh đẻ cần cân nhắc. Vì thai nghén là một gánh nặng đối với người mắc bệnh tim, vì vậy phụ nữ mắc bệnh tim không nên chửa đẻ hoặc chỉ đẻ một con và phải được thầy thuốc theo dõi chăm sóc trong quá trình chửa đẻ.
Việc chỉ định điều trị nội khoa hay can thiệp phẫu thuật cần dựa vào khám thực thể trên lâm sàng và do bác sỹ chuyên khoa tim mạch quyết định.
____________________________________________________ 
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

17 tháng 3, 2011

Bệnh nhân hở van tim: cần cân nhắc đến chuyện sinh đẻ

Cháu năm nay 24 tuổi, vì thấy trong người thường xuyên mệt mỏi khi lao động gắng sức, nên cách đây 2 tháng cháu đã đi khám ở Viện tim mạch (làm điện tim, chụp Xquang và siêu âm tim). Bác sĩ kết luận hở van hai lá, xin được giải thích về bệnh này. Nguyên nhân do đâu? Phương pháp điều trị? Nếu cháu xây dựng gia đình có ảnh hưởng gì không?

Tim chúng ta có 4 buồng (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) và có 4 van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van 2 lá và van 3 lá.
Khi hai tâm thất bóp (thời kỳ tâm thu) thì van 2 lá và van 3 lá đóng kín, đồng thời van động mạch chủ và van động mạch phổi mở để đẩy máu lên phổi và đưa máu giàu ôxy tới nuôi các tế bào. Khi tâm nhĩ nghỉ (thời kỳ tâm trương), 2 van động mạch chủ và phổi đóng kín để máu không chảy ngược lại tâm thất được. Chúng ta có thể coi các van tim là những "cánh cửa", khi mở ra cho máu chảy một chiều, khi đóng lại giữ máu không chảy ngược lại được.
Khi ta mắc một số bệnh, chủ yếu là bệnh thấp khớp sẽ gây tổn thương ở tim, làm các van tim dày dính và cứng, các mép van cuộn lại, nên khi đóng chúng không thể đóng kín mà vẫn để hé ra một khe hở giữa các mép van làm cho máu có thể phụt ngược lại. Nếu van 2 lá bị hở, người ta gọi là bệnh hở van 2 lá, còn nếu van động mạch chủ bị hở là bệnh hở van động mạch chủ. Khi các van bị hở, máu phụt ngược trở lại (gây ứ ở tim), tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy thêm cả lượng máu ứ đó đi, lâu dần sẽ bị suy yếu. Trường hợp bị hở van 2 lá, lúc tâm thất bóp, một phần máu phụt ngược trở lại tâm nhĩ trái làm tăng thể tích máu tại buồng nhĩ. Lúc tâm thất nghỉ (giãn ra), máu từ tâm nhĩ dồn xuống nhiều hơn bình thường, lâu dần tâm thất bị quá tải và suy yếu, khả năng bóp giảm, kết quả dẫn đến suy tâm thất trái, người bệnh bị khó thở, có khi ho ra máu vì bị ứ máu ở phổi.
Về điều trị: Hở van tim nói chung cũng như hở van 2 lá, ở thời kỳ bệnh còn nhẹ, người bệnh không khó thở hoặc chỉ khó thở nhẹ khi làm việc gắng sức, thì chỉ cần sinh hoạt điều độ, tránh lao động quá sức, ăn uống ít mặn (vì muối giữ nước làm tăng gánh nặng cho cơ tim), nếu thấy cần thiết thì dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. Trường hợp hở van tim nặng đã có dấu hiệu suy tim, người bệnh phải theo một chế độ điều trị chặt chẽ hơn. Ngoài thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu do thầy thuốc chỉ định, người bệnh cần ăn nhạt, tránh lao động gắng sức, sinh hoạt điều độ, tránh mọi cảm xúc đột ngột... Hiện nay, ở nước ta đã phẫu thuật chữa hở van tim hoặc thay bằng van nhân tạo để giải quyết những trường hợp nặng, điều trị nội khoa không giải quyết được.
Trường hợp của bạn nếu xây dựng gia đình thì việc sinh đẻ cần cân nhắc. Vì thai nghén là một gánh nặng đối với người mắc bệnh tim, vì vậy phụ nữ mắc bệnh tim không nên chửa đẻ hoặc chỉ đẻ một con và phải được thầy thuốc theo dõi chăm sóc trong quá trình chửa đẻ.

__________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

16 tháng 3, 2011

Hở van tim có nên cho con bú?

Tôi bị bệnh hở van hai lá (đi siêu âm bác sĩ chẩn đoán). Hiện tôi đang cho con bú, tôi thấy sức khỏe yếu và khó thở nhẹ. Vậy xin bác sĩ cho tôi lời khuyên về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt và cho con bú. Tôi có nên cho con bú tiếp không? Liệu bệnh tôi có nặng hơn không, nếu nặng lên sẽ điều trị như thế nào? Tôi có cần dùng thuốc gì không?
Truong Thi Tinh


Van hai lá là van nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, luôn mềm mại và đóng mở có chu kỳ theo vận động của trái tim. Cấu tạo của nó gồm những cầu cơ, cột cơ có thể ví như những cánh cửa tự động. Khi van hai lá hở, tâm thất trái bóp, lẽ ra toàn bộ máu đi ra động mạch thì có một lượng máu phụt lên tâm nhĩ trái, dần dần nhĩ trái dày lên. Nhưng vấn đề không giống như tay phải lớn hơn tay trái. Nhĩ trái ứ máu làm nặng gánh tuần hoàn phổi nên thường sinh ra khó thở. Hở van hai lá thường gặp trong những trường hợp:
- Bẩm sinh: do trong thời kỳ hình thành thai nhi 3 tháng đầu mẹ bị nhiễm virus cúm, rubiol hoặc nhiễm hóa chất độc hại.
- Mắc phải: xảy ra sau sinh.
- Tuổi học đường: thường xảy ra sau nhiễm liên cầu trùng ở họng. Chúng ta thấy một số trẻ viêm họng sau đó bị viêm khớp, viêm tim gọi là thấp tim.
- Ở người già: do quá trình thoái hóa, lão hóa van tim không đồng đều, van đóng không kín giống như cánh cửa bị cong, vênh.
Muốn biết chính xác bệnh van 2 lá thuộc loại nào và hở van nặng tới mức nào thì phải làm siêu âm tim khảo sát toàn bộ cấu trúc van và đo độ hở. Bạn không mô tả kỹ kết quả siêu âm tim nên không thể đánh giá hết được bệnh hở van của bạn.
Trên siêu âm người ta chia hở van 2 lá thành 4 độ:
- Hở 1/4 - 2/4: nhẹ
- Hở 2/4 - 3/4: trung bình
- Hở 4/4: nặng
Ngoài ra còn có một số nơi ghi hở 2 lá < 1/4 hay hở van 2 lá micro: đây là những hở van 2 lá sinh lý, có thể xảy ra trên người bình thường, không cần chữa trị.
Nếu bạn thấy mệt, khó thở thì nên đến Viện Tim khám để có chế độ chữa trị. Lúc ấy tùy mức độ bệnh mà bác sĩ đưa ra lời khuyên có cho con bú hay không.

_________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com